Thiết kế váy dáng dài từ hè sang thu được nàng hậu Việt biến hóa đa dạng
Ngày 3.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Đỗ Văn Để, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn, Cà Mau), xác nhận với PV Thanh Niên trường đã triển khai quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông N.C.N, giáo viên môn sinh học của trường. Quyết định kỷ luật này được ký vào ngày 19.12.2024.Lý do kỷ luật là ông N.C.N nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý gây dư luận xấu đến uy tín của tập thể sư phạm nhà trường, đến cá nhân và đồng nghiệp.Trước đó, ông N.C.N bị một giáo viên trong trường tố cáo có hành vi nhận tiền tác động cho em N.T.Đ.K (học sinh lớp 11C5 do ông N. làm chủ nhiệm, năm học 2022-2023) lên lớp với số tiền 7 triệu đồng. Sau đó nhà trường đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra yêu cầu xác minh vi phạm của ông N.Cụ thể, ngày 29.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn nhận được công văn của Trường PTTH Phan Ngọc Hiển về việc chuyển hồ sơ xem xét vi phạm đối với ông N.C.N. Một ngày sau, tức ngày 30.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn có công văn phúc đáp cho Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Công văn phúc đáp thể hiện, qua nghiên cứu hồ sơ nhận thấy cuối năm học 2022-2023, ông N.C.N tự ý tổ chức dạy thêm môn văn cho học sinh N.T.Đ.K do ông làm giáo viên chủ nhiệm, được sự đồng ý của phụ huynh của em K. Vì vậy không có căn cứ xác định ông N.C.N lợi dụng chuyên môn, nghiệp vụ được phân công để ép buộc, vòi nhận tiền từ phụ huynh để nâng khống điểm thi lại hoặc nâng hạnh kiểm của em K., nên không có dấu hiệu của tội phạm.Được biết trong hồ sơ tố cáo, người tố cáo cung cấp nhiều chứng cứ, trong đó có đoạn ghi âm phụ huynh kể lại chuyện mình bị giáo viên chủ nhiệm của con đề nghị chuyển tiền để con được tác động lên lớp và người bị tố cáo chuyển tiền trả lại sau khi vụ việc được phát hiện. Ngoài ra, trong đơn tố cáo còn có một số vấn đề liên quan đến quản lý, thu - chi, đầu tư cơ sở vật chất, thi đua khen thưởng và các hoạt động khác tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển...Ngày 3.1, ông Trần Ngọc Lên, Phó chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, cho biết nội dung đơn chưa đủ điều kiện để xem xét là tố cáo mà thuộc phạm vi kiến nghị, phản ánh. Thanh tra Sở vẫn sẽ tiến hành xác minh để trả lời cho người gửi đơn.Dân khổ vì nước bẩn: Khắc phục trong 15 ngày, nếu không sẽ bị xử lý
Có tên hệ thống Phát sóng-Giám sát Phụ thuộc Tự động (ADS-B), công nghệ phát đi tín hiệu về vị trí, độ cao và tốc độ của trực thăng Black Hawk, từ đó cho phép các nhân viên đài kiểm soát không lưu theo dõi chi tiết về chuyển động của máy bay.Thượng nghị sĩ Ted Cruz là thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ. Ủy ban này đã được cung cấp thông tin mới nhất về cuộc điều tra thảm kịch hàng không ở vùng thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Phía cung cấp thông tin là Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này.Trả lời một số báo đài Mỹ như USA Today, The New York Times hôm nay 7.2 (giờ Việt Nam), ông Cruz bày tỏ quan ngại về việc hệ thống ADS-B trên trực thăng bị tắt.ADS-B cho phép phía kiểm soát không lưu có thêm số liệu tham chiếu bên cạnh radar, vốn có thể xảy ra việc chậm phát dữ liệu trong vòng vài giây, và vì thế mang đến một tầng bảo vệ khác cho trực thăng."Đó là chuyến bay huấn luyện, do vậy không hề có nguyên nhân nào bắt buộc phải tắt ADS-B trên trực thăng", ông Cruz cho biết sau cuộc họp với NTSB và FAA.Hệ thống ADS-B còn có cả màn hình cho phi công thấy được vị trí của các máy bay khác trên bầu trời hoặc trên đường băng.Chiếc trực thăng gặp nạn trong lúc thực hiện sứ mệnh huấn luyện thường lệ. Dữ liệu cho thấy Black Hawk từ Wichita (bang Kansas) có lẽ đã ở vị trí cao hơn độ cao tối đa cho hành trình này, vốn chỉ dừng ở mức 61 m.Tính đến thời điểm hiện tại, giới hữu trách đã hoàn tất việc trục vớt mọi bộ phận quan trọng của trực thăng và máy bay hành khách của Hãng American Airlines từ sông Potomac. Các nhà điều tra hy vọng sẽ biết thêm chi tiết về thảm kịch hàng không sau khi tiếp cận được xác trực thăng.
TP.HCM lấy ý kiến đặt tên công viên 30.4 ở khu trung tâm
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một số đoạn video ghi lại tình huống giao thông gây bức xúc, khi hai tài xế điều khiển hai xe tải bất chấp nguy hiểm, liên tục lái xe lạng lách trên phố, chèn đường "cà khịa" nhau, suýt gây tai nạn cho các xe khác cùng lưu thông.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 8.3.2025, trên đường Ngọc Hồi, đoạn qua địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hai Bà Trung, TP. Hà Nội.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên ô tô di chuyển phía sau ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Ngọc Hồi, hướng từ Vành Đai 3 về Thanh Trì. Khi đến khi vực gần Cầu đi bộ Ngọc Hồi, tài xế và nhiều người ngồi trên xe giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện hai xe tải nhỏ (một xe mang biển kiểm soát 29H-099.55, một xe mang biển kiểm soát 51C-828.75) đang chạy lạng lách và liên tục tạt đầu, "chèn đường" nhau.Đáng nói, tình huống giao thông diễn ra giữa lúc trên đường Ngọc Hồi đang có rất đông phương tiện khác cùng lưu thông. Thậm chí còn có nhiều xe máy chạy xen kẽ rất nguy hiểm. Nhiều tài xế ô tô khác di chuyển phía sau không dám cho xe vượt lên vì sợ "vạ lây", dẫn đến cảnh ùn ứ.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại toàn bộ vụ việc sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm và xem thường pháp luật của hai tài xế nói trên.Bên cạnh đó, nhiều người lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt thật nghiêm cả hai tài xế nói trên, tránh những sự vụ đáng tiếc có thể xảy ra.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hành vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
SUV 7 chỗ: Doanh số thấp kỷ lục, Toyota Fortuner tiếp tục bán chưa tới 100 xe
Đến thời điểm này, 35 địa phương đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, chủ yếu là tiếng Anh, duy nhất Hà Giang chọn môn tích hợp là lịch sử và địa lý.Hà Nội trước đó dự kiến công bố môn thi thứ ba vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn thi thứ ba, vào khoảng cuối tháng 2.Phần lớn các địa phương đều tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi và xét để tuyển sinh vào lớp 10. Riêng Gia Lai và Vĩnh Long tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên.Các địa phương chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ nói chung là môn thi thứ ba vào lớp 10, đều lý giải nhằm thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ và đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang lý giải tiếng Anh chưa phải thế mạnh của học sinh Hà Giang, do học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp cận muộn hơn nhiều địa phương khác, thiếu giáo viên tiếng Anh, chất lượng dạy và học chưa đồng đều giữa các vùng... Trong khi đó, lịch sử và địa lý là các môn tỉnh có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học...2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THCS, THPT. Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, các địa phương có thể chọn thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp để tuyển sinh lớp 10. Với phương án thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp) thì môn thứ ba do sở GD-ĐT chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.